“Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Ông bà ta hay lắm, đặt “học ăn” ngay ở đầu bốn cái học, nhưng ngày nay chúng ta đặt “học ăn” ở vị trí sau cùng và thậm chí không quan tâm đến nó. Ăn uống đúng cách giúp cơ thể khỏe mạnh. Sức khỏe càng tốt, năng lượng càng dồi dào giúp chúng ta làm được càng nhiều việc có lợi cho cộng đồng và luôn làm việc với trạng thái vui vẻ, sáng tạo.
Sau một thời gian ăn uống theo thực dưỡng, tôi nhận ra rằng ở Việt Nam gạo lứt là thực phẩm tốt nhất cho con người và cũng là dược phẩm tốt nhất cho con người. Từ nhận thức đó, tôi luôn mong muốn mọi người dân Việt phải sử dụng gạo lứt làm thực phầm chính để xây dựng sức khỏe và phát triển trí tuệ. Gạo lứt đạt chuẩn cân bằng âm dương. Nên sử dụng gạo lứt một thời gian, cơ thể tự trở về mức cân bằng âm dương. Do đó bệnh tật tự mất đi. Theo Đông y, trị bệnh là lập lại cân bằng âm dương cho cơ thể; bệnh tật phát sinh từ việc mất cân bằng âm dương trong cơ thể hoặc thiên về âm hoặc thiên về dương, do ăn uống là chủ yếu. Hải Thượng Lãng ông có nói: Trong phép trị bệnh, thượng sách là dùng thức ăn và hạ sách là dùng thuốc.
Nhưng nhiều người lại có định kiến ăn gạo lứt ngán lắm, khô khan lắm. Đúng vậy nếu chúng ta ăn hoài một món thì chán thật. Thử ăn phở liên tục một tháng, có ngán không? Chắc chắn là ngán. Nếu chúng ta ăn nhiều ngày một món kho thì có chán không? Chắc cũng chán. Vậy để khỏi ngán thì chúng ta chế biến ra nhiều món, ăn nhiều món thì ăn không ngán.
Thực Dưỡng Thiện Đức ra đời cũng vì lý do đó và để cho dân mình thưởng thức đặc sản các chế phẩm từ gạo lứt của người Việt. Thực Dưỡng Thiện Đức chế biến ra nhiều món từ gạo lứt như bánh bèo, bánh xèo, bánh căn, bánh nậm, bánh ướt, bánh cuốn, phở, hủ tiếu, hoành thánh, mì quảng, bánh đa, bún xào, lẩu, sushi, cơm, cháo, bánh quy, bánh cốm, cốm rong biển… Ngoài ra, Khai Minh còn cung cấp các sản phẩm liên quan đến thực dưỡng mang về tự chế biến theo sở thích của mình như gạo, mè, đậu, bánh tráng, bún khô, phở khô, bột gạo lứt, trà gạo lứt, trà đậu đỏ, trà bancha, dầu mè, dầu phộng, dầu dừa, bột sắn dây, tương tamari lâu năm, tương tỏi lâu năm, chanh muối lâu năm, mơ muối lâu năm, rong biển, hạt sen, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, yến mạch, bột dentie…
Thực Dưỡng Thiện Đức không sử dụng bột ngọt, bột nêm, đường, chất bảo quản và hóa chất trong quá trình chế biến các món ăn và tất cả các loại thực phẩm khác, cũng như không sử dụng nguồn điện để nấu nướng. Không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng trong khi trồng trọt.
Thực Dưỡng Thiện Đức có địa chỉ ở Ở Thủ Dầu Một Bình Dương để quí vị ghé thăm và thưởng thức các món ngon từ gạo lứt:Tôi bắt đầu ăn và sống theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa từ ngày 23/3/2008. Tính đến thời điểm này tháng 4 năm 2017, tôi ăn gạo lứt được 9 năm. Trong 9 năm ăn theo thực dưỡng thì có đến 6 năm tôi ăn Số 7, nghĩa là chỉ ăn gạo lứt với muối mè mà không ăn bất kỳ thức ăn khác. Không phải tôi ăn liên tục 6 năm mà chia ra làm nhiều đợt, mỗi đợt vài ba tháng. Đợt ăn Số 7 dài nhất là 3 năm liên tục từ rằm tháng giêng năm Quý Tỵ (2013) đến rằm tháng giêng năm Bính Thân (2016). Hiện tại tôi đang ăn số 7 trở lại và được một tháng rồi.
Từ khi theo thực dưỡng, con người tôi thay đổi rất nhiều từ thể xác đến tâm hồn, từ tinh thần đến tâm linh, có thể nói thay đổi gần như 1800. Những thay đổi này đều rất thú vị và thích thú. Càng thay đổi tôi càng thích ăn gạo lứt muối mè nhiều hơn. Càng ăn gạo lứt tôi thấy cuộc đời càng đáng yêu hơn. Con người thật đáng yêu, mọi loài đều đáng yêu. Hạt gạo lứt thật đáng yêu, nó đã hy sinh thân mạng của nó để nuôi thân mạng chúng ta. Hạnh phúc vì có hạt gạo hy sinh vì mình. Hạnh phúc đang nằm trong từng chén cơm lứt chứ không đâu xa xôi. Tôi ăn gạo lứt và tôi cảm nhận chân hạnh phúc từng ngày, từng giờ, từng giây trong tâm hồn thư thái của mình.
May mắn là chúng ta và ông bà chúng ta sống trong nền văn minh trồng lúa từ rất lâu. Tổ tiên chúng ta đã dùng gạo làm thực phẩm chính hàng ngày từ xa xưa. Điềy này thể hiện qua sự tích “Bánh Chưng Bánh Dầy” từ thời Quốc tổ Hùng Vương. Điều này cũng thể hiện trong văn hóa người Việt, văn hóa ăn ba bữa cơm chính trong ngày: bữa cơm sáng, bữa cơm trưa và bữa cơm chiều. Cả ba bữa ăn chính trong ngày đều có từ “cơm”.
Chúng ta bắt đầu ăn gạo xát trắng từ khi phát minh ra máy xay gạo mà thôi khoảng vài chục năm gần đây. Từ khi ăn gạo xát trắng và ăn nhiều thức ăn khác, chúng ta bắt đầu đối mặt các vấn đề về sức khỏe; và bệnh tật phát triển ngày càng trầm trọng. Thử lấy mốc trước năm 2000, dân mình hiếm khi mắc bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, tim mạch, bệnh thận, bệnh gan. Từ năm 2000 trở lại đây, các bệnh nan y này bùng phát ngày càng dữ dội. Có thể nói hiện nay các bệnh nan y đã len lỏi vào từng gia đình, không có gia nào mà không có người mắc bệnh nan y. Trước năm 2000 bệnh viện không có nhiều bệnh nhân; bây giờ tất cả các bệnh viện điều quá tải. Từ năm 2000 đến bây giờ (2017) chỉ hơn 15 năm mà bệnh nan y phát triển nhanh như vậy, thì khoảng 10 năm nữa bệnh sẽ hiện diện trong mỗi cá nhân chúng ta nếu chúng ta không thay đổi cách ăn uống theo hướng tự nhiên.
Trong khuôn khổ bài giới thiệu này không thể trình bày nhiều vấn đề đáng quan tâm. Thôi thì độc giả chia sẻ thêm những vấn đề sau:
- Tại sao ông bà ta chọn gạo làm thức ăn chính?
- Người có thức ăn chính không hay con người được quyền ăn nhiều thứ như hiện nay?
- Tại sao bắt đầu ăn gạo xát trắng là bắt đầu bệnh tật phát sinh ngày càng trầm trọng?
Thực phẩm quyết định sức khỏe của chúng ta. Sức khỏe quyết định số phận của chúng ta. Như vậy, thực phẩm quyết định số phận của chúng ta. Hiểu được điều này nên Thực Dưỡng Thiện Đức luôn làm việc bằng cái tâm. Khi nấu nướng, chế biến thức ăn phải để cái tâm trong sáng vào thực phẩm, phải vui vẻ, không sân hận, luôn tâm niệm thực phẩm này trở thành thượng vị để người ăn được khỏe mạnh, thông thái. Không vui không khỏe không được chế biến thức ăn.
Chúng tôi mong muốn rằng trong tương lai không xa toàn bộ người Việt Nam được sử dụng gạo lứt là thức ăn chính và sử dụng thực phẩm hữu cơ, tự nhiên, không hóa chất. Trong trồng trọt không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng. Trong chế biến không sử dụng bột ngọt, bột nêm, đường, chất bảo quản, phẩm màu, và bất kỳ hóa chất nào. Để làm được điều này hoàn toàn nhờ vào cái tâm chân chánh của người kinh doanh và bác nông dân nuôi trồng.